Truy cập

Hôm nay:
394
Hôm qua:
192
Tuần này:
871
Tháng này:
6299
Tất cả:
198197

Ý kiến thăm dò

Thành Tựu

Ngày 24/08/2021 15:22:32

4. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

4.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp và hoạt động của hợp tác xã.

Là một xã thuần nông của vùng Chiêm trũng, đất đai có nguồn gốc phù sa cổ, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa và luân canh lúa, màu và chuyên mầu. Trong những năm quan, sản xuất nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp; Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ như: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tục ruộng đất, phát triển kinh tế trang - gia trại… được triển khai đồng bộ và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Công tác cải tạo vườn tạp từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các mô hình trồng hoa, cây cảnh, mô hình vườn rau nhà lưới đã và đang cho thu nhập khá. Kết quả cụ thể như sau:

* Trồng trọt: Hằng vụ luôn đảm bảo 100% diện tích được tưới - tiêu chủ động, chăm sóc đúng quy trình nên năng suất, chất lượng nông sản luôn đạt cao. Tổng diện tích gieo trồng (năm 2020): 752 ha (Đạt 99% kế hoạch năm). Hệ số quay vòng đất: 2,2 lần. Năng suất bình quân chung: 6,9 tấn/ha/vụ (tăng 0,67tấn/ha/vụ - so với 2019). Tổng sản lượng lương thực quy thóc: 4.278tấn (tăng 535 tấn so với 2019) . Tổng giá trị thu hoạch từ trồng trọt ước đạt: 46 tỷ (tăng 6,7 tỷ so với năm 2019). Bình quân thu nhập trên 1 ha canh tác đạt: 133,7 triệu đồng (tăng 18,8 triệu đồng/ha/năm so với năm 2019).

6 tháng đầu năm 2021, năng suất bình quân chung ước: 8,2 tấn/ha/vụ; Tổng sản lượng lương thực quy thóc: 2.622 tấn. Giá trị thu hoạch vụ Chiêm xuân: ước đạt 22 tỷ đồng. Cùng với giá trị thu hoạch vụ Đông Xuân, giá trị thu hoạch từ trồng trọt 6 tháng đầu năm ước đạt 25 tỷ đồng (đạt 110% kế hoạch).

* Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi xã Trường Sơn luôn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện của địa phương không có cồn bãi, sông lớn, nên khó khăn trong phát triển chăn nuôi trang trại tập trung; chăn nuôi gia trại tổng hợp đã hình thành và có bước phát triển, song quy mô và số lượng còn hạn chế, chăn nuôi nông hộ còn phổ biến. Tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi năm 2019 đạt: 11,2 tỷ đồng. Năm 2020 ước đạt: 12 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, đàn lợn tăng, giá lợn hơi cao nên thu nhập từ chăn nuôi ước đạt 7 tỷ đồng.

* Lâm nghiệp: Toàn xã có 46,81 ha đất rừng trồng, đã được giao ổn định cho nhân dân sản xuất cây lâm nghiệp (chủ yếu là cây keo). Hằng năm chỉ khai thác tỉa và trồng bổ sung. Giá trị ước đạt: 1 tỷ đồng.

* Thủy sản: Toàn xã có 6,3 ha nuôi trồng thủy sản truyền thống, diện tích nhỏ. Trong những năm gần đây cùng với chích sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình lúa - nuôi trồng thủy sản kết hợp, sản xuất thủy sản có hướng phát triển mới, năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản là 9,8ha. Giá trị thu nhập từ thủy sản ước đạt: 2 tỷ đồng.

* Công tác chuyển đổi, tích tụ ruộng đất: Toàn xã có trên 60,4 ha đất lúa kém được tích tụ - chuyển đổi sang các hình thức sản xuất có hiệu quả. Trong đó:

- 1 mô hình sản xuất Rau an toàn (Thành Liên): 3,0 ha.

- 7 mô hình trang trại (lúa – cá – chăn nuôi tổng hợp): 21,8 ha.

- 9 mô hình lúa - thủy sản - thủy cẩm kết hợp: 29.7 ha.

- 4 mô hình trang trại tổng hợp (Cây lưu niên - cá – chăn nuôi): 5,9 ha.

* Nông nghiệp công nghệ cao:

Sản xuất nông nghiệp có ứng dụng khoa học công nghệ được khuyến khích, tạo điều kiện về nhiều mặt. Cơ bản các diện tích vườn hộ đã và đang được đầu tư hệ thống tưới khoa học, tiết kiệm; trồng rau mầu, hoa cây cảnh trong nhà lưới; sử dụng chế phẩm sinh học; sử dụng giống, vật tư có nguồn gốc, đảm bảo phẩm cấp; Cơ giới hóa sản xuất được đầu tư ứng dụng ở tất cả các khâu từ làm đất – gieo cấy đến thu hoạch, thu hoạch, phơi sấy;

Xã đã xây dựng thành công mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, tổng diện tích trên 3 ha. Trong đó 2,0 ha đã được đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới đảm bảo sản xuất rau an toàn.

Năm 2020, được sự quan tâm hỗ trợ của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Nông Cống, xã đã và đang chỉ đạo xây dựng 1 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: 3.500 m2, tổng vốn đầu tư: 1,3 tỷ đồng (xây dựng hệ thống nhà màng theo công nghệ Nhật Bản để trồng rau thủy canh theo phương pháp hồi lưu NFT và trồng rau hữu cơ theo phương pháo giá thể nhỏ giọt).

Hiện tại trong năm 2021, đang xây dựng mô hình tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớp, ứng dụng công nghệ cao 12ha lúa của hộ ông Quế Văn Thuấn - thôn Văn Đô.

* Phát triển kinh tế hộ, gia trại, trang trại.

Kinh tế hộ, kinh tế trang gia trại luôn được quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển đa dạng và toàn diện. Hàng năm, Đảng bộ luôn có nghị quyết về phát triển kinh tế. Theo đó, chính quyền đã chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc, hướng dẫn thường xuyên và đồng bộ; Kỹ luật sản xuất được tăng cường; Việc tập huấn chuyển giao các KHKT cho người sản xuất được quan tâm, chú trọng.

Công tác cải tạo vườn tạp được nhân dân tích cực hưởng ứng, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các mô hình chuyên canh rau mầu, hoa - cây cảnh, cây ăn quả, VAC kết hợp, …. đã và đang cho hiệu quả kinh tế khá. Trong đó nổi bật là mô hình phát triển xản xuất trang trại vườn đồi VAC của ông Nguyễn Bạch Long - làng Thọ Sơn: thâm canh cây ăn quả kết hợp chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả cao; Các mô hình vườn hoa (trồng trong nhà màng) của ông Phạm Hữu Sơn, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Ngọc Tám; Nhiều mô hình thâm canh rau mầu mang lại hiệu quả cao tiêu biểu như vườn ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phạm Hữu Trác, ông Nguyễn Sỹ Trị, …

Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra từ vườn: 15,5 tỷ đồng (chiếm 31,9% so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn xã). Trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp từ vườn hộ: 2.365 triệu đồng, chiếm 15,3% giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra từ vườn.

* Kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp.

Xã có Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, đã được cấp đất xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho bán hàng.

Ngoài việc cung ứng kịp thời, đầy đủ các dịch vụ công như: Tổ chức sản xuất, khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, điều hành tưới tiêu, … Hợp tác xã còn năng động trong dịch vụ cạnh tranh: Hoạt động tốt trong lĩnh vực cung ứng chậm trả vật tư nông nghiệp (phân bón, giống, thuốc BVTV, máy móc nông cụ, …) cho người sản xuất; Tìm kiếm thực trường, đứng trung gian tổ chức cho nhân dân tham gia nhiều liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm như: Liên kết Ớt xuất khẩu; Liên kết sản xuất lúa thương phẩm theo hướng sinh thái bền vững, an toàn thực phẩm (giống Thái Xuyên, BC 15, Nếp Hương, NVR20, …); Liên kết sản xuất Khoai tây, hành chăm, bí đỏ …;

Hàng năm đều được xếp vào tốt HTX dẫn đầu của huyện Nông Cống và liên minh HTX Thanh Hóa.

Doanh thu hàng năm của HTX đạt trên 5 tỷ đồng.

Năm 2019, thành lập Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rau an toàn thôn Thành Liên. Tại Đăng ký số: 26Z800505, ngày 14/3/2019. HTX có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. HTX gồm 17 thành viên là các hộ nằm trong vùng sản xuất rau an toàn thôn Thành Liên, ngoài nhiệm vụ tổ chức, điều hành sản xuất, HTX còn có vai trò quan trọng trong đấu mối, tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm.

4.2. Phát triển thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp.

Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội luôn chú trọng mục tiêu phát triển mạnh mẽ về kinh tế: Thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, ngành nghề nông thôn, … đều có bước khởi sắc. Người dân luôn được tạo điều kiện về môi trường sống, làm việc để nâng cao thu nhập, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, để giảm và thoát nghèo bền vững;

Trên địa bàn xã hiện có: chợ truyền thống - đã đạt tiêu chí chợ an toàn thực phẩm, 534 cơ sở kinh doanh cá thể về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, vận tải. Trong đó có: 02 công ty may công nghiệp, 01 cơ sở may gia công; 08 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, 277 cơ sở công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, 21 tổ xây dựng; 17 cơ sở vận tải, bến bãi, 141 cơ sở thương mại, 78 cơ sở dịch vụ; 7/7 thôn đều có lao động tham gia làm nghề may nón lá, trong đó làng nghề nón lá Thành Liên đã được UBND tỉnh công nhận là làng Nghề truyền thống.

4.3. Nâng cao thu nhập - giảm nghèo cho người dân.

Thực hiện tốt chính sách xã hội, người có công với cách mạng, thăm hỏi động viên các hoàn cảnh khó khăn để vươn lên xây dựng cuộc sống, do đó các hoạt động bảo trọ xã hội, nhân đạo từ thiện luôn được quan tâm chú trọng như: chữ thập đỏ, quỹ học bổng cho trẻ em nghèo, con giống niếm tin, hỗ trợ băng vay vốn ưu đãi, giới thiệu công ăn việc làm, ... đã tạo nguồn thu và giúp các hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Công tác đào tạo nghề được địa phương quan tâm tạo công việc ổn định cho người lao động. UBND xã cùng với HTXDVNN thường xuyên cập nhật, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tìm kiếm mở rộng thị trường liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị trên ha canh tác cho người nông dân.

Một số diện tích đất sản xuất kém hiệu quả. UBND xã đã khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để cải tạo đất, giải quyết công ăn việc làm cho một số hộ gia đình khó khăn.

Mặc dù trên địa bàn đã có nghề may nón lá truyền thống, song trong những năm qua cấp uỷ, Chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân, tìm kiếm, du nhập ngành nghề mới, nhiều loại hình sản xuất đã được đưa vào địa phương và có bước phát triển ổn định, điển hình như: may công nghiệp, vận tải, xây dựng, cơ khí, dịch vụ thông tin – viễn thông, mộc, cơ khí nhỏ, sửa chữa xe máy - ô tôt, điện lạnh, may mặc ….

Ngoài ra hoạt động dịch vụ thương mại cũng có bước phát triển mạnh, các hộ gia đình đã đầu tư mở rộng vốn kinh doanh đa dạng các mặt hàng giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ cũng như trao đổi, giao lưu hàng hóa trong vùng. Hàng năm trên địa bàn xã có thêm 1-2 doanh nghiệp được thành lập.

Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 69,5 triệu đồng/người/năm, trên địa bàn xã không còn hộ nghèo. 99% nhà ở nhân dân đạt chuẩn của bộ xây dựng.

4. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

4.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp và hoạt động của hợp tác xã.

Là một xã thuần nông của vùng Chiêm trũng, đất đai có nguồn gốc phù sa cổ, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa và luân canh lúa, màu và chuyên mầu. Trong những năm quan, sản xuất nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp; Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ như: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tục ruộng đất, phát triển kinh tế trang - gia trại… được triển khai đồng bộ và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Công tác cải tạo vườn tạp từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các mô hình trồng hoa, cây cảnh, mô hình vườn rau nhà lưới đã và đang cho thu nhập khá. Kết quả cụ thể như sau:

* Trồng trọt: Hằng vụ luôn đảm bảo 100% diện tích được tưới - tiêu chủ động, chăm sóc đúng quy trình nên năng suất, chất lượng nông sản luôn đạt cao. Tổng diện tích gieo trồng (năm 2020): 752 ha (Đạt 99% kế hoạch năm). Hệ số quay vòng đất: 2,2 lần. Năng suất bình quân chung: 6,9 tấn/ha/vụ (tăng 0,67tấn/ha/vụ - so với 2019). Tổng sản lượng lương thực quy thóc: 4.278tấn (tăng 535 tấn so với 2019) . Tổng giá trị thu hoạch từ trồng trọt ước đạt: 46 tỷ (tăng 6,7 tỷ so với năm 2019). Bình quân thu nhập trên 1 ha canh tác đạt: 133,7 triệu đồng (tăng 18,8 triệu đồng/ha/năm so với năm 2019).

6 tháng đầu năm 2021, năng suất bình quân chung ước: 8,2 tấn/ha/vụ; Tổng sản lượng lương thực quy thóc: 2.622 tấn. Giá trị thu hoạch vụ Chiêm xuân: ước đạt 22 tỷ đồng. Cùng với giá trị thu hoạch vụ Đông Xuân, giá trị thu hoạch từ trồng trọt 6 tháng đầu năm ước đạt 25 tỷ đồng (đạt 110% kế hoạch).

* Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi xã Trường Sơn luôn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện của địa phương không có cồn bãi, sông lớn, nên khó khăn trong phát triển chăn nuôi trang trại tập trung; chăn nuôi gia trại tổng hợp đã hình thành và có bước phát triển, song quy mô và số lượng còn hạn chế, chăn nuôi nông hộ còn phổ biến. Tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi năm 2019 đạt: 11,2 tỷ đồng. Năm 2020 ước đạt: 12 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, đàn lợn tăng, giá lợn hơi cao nên thu nhập từ chăn nuôi ước đạt 7 tỷ đồng.

* Lâm nghiệp: Toàn xã có 46,81 ha đất rừng trồng, đã được giao ổn định cho nhân dân sản xuất cây lâm nghiệp (chủ yếu là cây keo). Hằng năm chỉ khai thác tỉa và trồng bổ sung. Giá trị ước đạt: 1 tỷ đồng.

* Thủy sản: Toàn xã có 6,3 ha nuôi trồng thủy sản truyền thống, diện tích nhỏ. Trong những năm gần đây cùng với chích sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình lúa - nuôi trồng thủy sản kết hợp, sản xuất thủy sản có hướng phát triển mới, năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản là 9,8ha. Giá trị thu nhập từ thủy sản ước đạt: 2 tỷ đồng.

* Công tác chuyển đổi, tích tụ ruộng đất: Toàn xã có trên 60,4 ha đất lúa kém được tích tụ - chuyển đổi sang các hình thức sản xuất có hiệu quả. Trong đó:

- 1 mô hình sản xuất Rau an toàn (Thành Liên): 3,0 ha.

- 7 mô hình trang trại (lúa – cá – chăn nuôi tổng hợp): 21,8 ha.

- 9 mô hình lúa - thủy sản - thủy cẩm kết hợp: 29.7 ha.

- 4 mô hình trang trại tổng hợp (Cây lưu niên - cá – chăn nuôi): 5,9 ha.

* Nông nghiệp công nghệ cao:

Sản xuất nông nghiệp có ứng dụng khoa học công nghệ được khuyến khích, tạo điều kiện về nhiều mặt. Cơ bản các diện tích vườn hộ đã và đang được đầu tư hệ thống tưới khoa học, tiết kiệm; trồng rau mầu, hoa cây cảnh trong nhà lưới; sử dụng chế phẩm sinh học; sử dụng giống, vật tư có nguồn gốc, đảm bảo phẩm cấp; Cơ giới hóa sản xuất được đầu tư ứng dụng ở tất cả các khâu từ làm đất – gieo cấy đến thu hoạch, thu hoạch, phơi sấy;

Xã đã xây dựng thành công mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, tổng diện tích trên 3 ha. Trong đó 2,0 ha đã được đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới đảm bảo sản xuất rau an toàn.

Năm 2020, được sự quan tâm hỗ trợ của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Nông Cống, xã đã và đang chỉ đạo xây dựng 1 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: 3.500 m2, tổng vốn đầu tư: 1,3 tỷ đồng (xây dựng hệ thống nhà màng theo công nghệ Nhật Bản để trồng rau thủy canh theo phương pháp hồi lưu NFT và trồng rau hữu cơ theo phương pháo giá thể nhỏ giọt).

Hiện tại trong năm 2021, đang xây dựng mô hình tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớp, ứng dụng công nghệ cao 12ha lúa của hộ ông Quế Văn Thuấn - thôn Văn Đô.

* Phát triển kinh tế hộ, gia trại, trang trại.

Kinh tế hộ, kinh tế trang gia trại luôn được quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển đa dạng và toàn diện. Hàng năm, Đảng bộ luôn có nghị quyết về phát triển kinh tế. Theo đó, chính quyền đã chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc, hướng dẫn thường xuyên và đồng bộ; Kỹ luật sản xuất được tăng cường; Việc tập huấn chuyển giao các KHKT cho người sản xuất được quan tâm, chú trọng.

Công tác cải tạo vườn tạp được nhân dân tích cực hưởng ứng, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các mô hình chuyên canh rau mầu, hoa - cây cảnh, cây ăn quả, VAC kết hợp, …. đã và đang cho hiệu quả kinh tế khá. Trong đó nổi bật là mô hình phát triển xản xuất trang trại vườn đồi VAC của ông Nguyễn Bạch Long - làng Thọ Sơn: thâm canh cây ăn quả kết hợp chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả cao; Các mô hình vườn hoa (trồng trong nhà màng) của ông Phạm Hữu Sơn, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Ngọc Tám; Nhiều mô hình thâm canh rau mầu mang lại hiệu quả cao tiêu biểu như vườn ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phạm Hữu Trác, ông Nguyễn Sỹ Trị, …

Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra từ vườn: 15,5 tỷ đồng (chiếm 31,9% so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn xã). Trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp từ vườn hộ: 2.365 triệu đồng, chiếm 15,3% giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra từ vườn.

* Kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp.

Xã có Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, đã được cấp đất xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho bán hàng.

Ngoài việc cung ứng kịp thời, đầy đủ các dịch vụ công như: Tổ chức sản xuất, khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, điều hành tưới tiêu, … Hợp tác xã còn năng động trong dịch vụ cạnh tranh: Hoạt động tốt trong lĩnh vực cung ứng chậm trả vật tư nông nghiệp (phân bón, giống, thuốc BVTV, máy móc nông cụ, …) cho người sản xuất; Tìm kiếm thực trường, đứng trung gian tổ chức cho nhân dân tham gia nhiều liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm như: Liên kết Ớt xuất khẩu; Liên kết sản xuất lúa thương phẩm theo hướng sinh thái bền vững, an toàn thực phẩm (giống Thái Xuyên, BC 15, Nếp Hương, NVR20, …); Liên kết sản xuất Khoai tây, hành chăm, bí đỏ …;

Hàng năm đều được xếp vào tốt HTX dẫn đầu của huyện Nông Cống và liên minh HTX Thanh Hóa.

Doanh thu hàng năm của HTX đạt trên 5 tỷ đồng.

Năm 2019, thành lập Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rau an toàn thôn Thành Liên. Tại Đăng ký số: 26Z800505, ngày 14/3/2019. HTX có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. HTX gồm 17 thành viên là các hộ nằm trong vùng sản xuất rau an toàn thôn Thành Liên, ngoài nhiệm vụ tổ chức, điều hành sản xuất, HTX còn có vai trò quan trọng trong đấu mối, tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm.

4.2. Phát triển thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp.

Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội luôn chú trọng mục tiêu phát triển mạnh mẽ về kinh tế: Thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, ngành nghề nông thôn, … đều có bước khởi sắc. Người dân luôn được tạo điều kiện về môi trường sống, làm việc để nâng cao thu nhập, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, để giảm và thoát nghèo bền vững;

Trên địa bàn xã hiện có: chợ truyền thống - đã đạt tiêu chí chợ an toàn thực phẩm, 534 cơ sở kinh doanh cá thể về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, vận tải. Trong đó có: 02 công ty may công nghiệp, 01 cơ sở may gia công; 08 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, 277 cơ sở công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, 21 tổ xây dựng; 17 cơ sở vận tải, bến bãi, 141 cơ sở thương mại, 78 cơ sở dịch vụ; 7/7 thôn đều có lao động tham gia làm nghề may nón lá, trong đó làng nghề nón lá Thành Liên đã được UBND tỉnh công nhận là làng Nghề truyền thống.

4.3. Nâng cao thu nhập - giảm nghèo cho người dân.

Thực hiện tốt chính sách xã hội, người có công với cách mạng, thăm hỏi động viên các hoàn cảnh khó khăn để vươn lên xây dựng cuộc sống, do đó các hoạt động bảo trọ xã hội, nhân đạo từ thiện luôn được quan tâm chú trọng như: chữ thập đỏ, quỹ học bổng cho trẻ em nghèo, con giống niếm tin, hỗ trợ băng vay vốn ưu đãi, giới thiệu công ăn việc làm, ... đã tạo nguồn thu và giúp các hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Công tác đào tạo nghề được địa phương quan tâm tạo công việc ổn định cho người lao động. UBND xã cùng với HTXDVNN thường xuyên cập nhật, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tìm kiếm mở rộng thị trường liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị trên ha canh tác cho người nông dân.

Một số diện tích đất sản xuất kém hiệu quả. UBND xã đã khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để cải tạo đất, giải quyết công ăn việc làm cho một số hộ gia đình khó khăn.

Mặc dù trên địa bàn đã có nghề may nón lá truyền thống, song trong những năm qua cấp uỷ, Chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân, tìm kiếm, du nhập ngành nghề mới, nhiều loại hình sản xuất đã được đưa vào địa phương và có bước phát triển ổn định, điển hình như: may công nghiệp, vận tải, xây dựng, cơ khí, dịch vụ thông tin – viễn thông, mộc, cơ khí nhỏ, sửa chữa xe máy - ô tôt, điện lạnh, may mặc ….

Ngoài ra hoạt động dịch vụ thương mại cũng có bước phát triển mạnh, các hộ gia đình đã đầu tư mở rộng vốn kinh doanh đa dạng các mặt hàng giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ cũng như trao đổi, giao lưu hàng hóa trong vùng. Hàng năm trên địa bàn xã có thêm 1-2 doanh nghiệp được thành lập.

Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 69,5 triệu đồng/người/năm, trên địa bàn xã không còn hộ nghèo. 99% nhà ở nhân dân đạt chuẩn của bộ xây dựng.